Tại sao một thương hiệu đẳng cấp thượng lưu như Vertu lại rơi vào tình trạng sụp đổ? Ở bài viết này, chúng ta sẽ hiểu được lý do khiến Vertu phá sản.
Đầu tiên phải kể đến chuỗi thời gian Vertu bị chuyển nhượng, qua tay nhiều ông lớn:
- Năm 2012, Nokia bán Vertu cho nhà đầu tư tư nhân EQT vào năm 2012
- 2015, Vertu lại được chuyển nhượng cho công ty Godin Holdings.
- Hãng thuộc quyền sở hữu của ông chủ người Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Murak Uza ( vào tháng 3 năm 2017).
Việc bị mua đi bán lại nhiều lần khiến cho cơ cấu sản xuất kinh doanh bị đình trệ, bất ổn dẫn đến việc doanh thu gặp khó khăn là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Chưa kể đến việc bị sang nhượng nhiều lần khiến giá cổ phiểu cũng như giá trị kinh tế của Vertu bị bấp bênh. Điều đó khiến các nhà đầu tư phân vân trong việc có nên đầu tư vào đây hay không. Tuy nhiên sự bất ổn ấy không hề khiến giá trị của những chiếc Vertu trên thị trường giảm xuống mà hơn nữa còn nâng tầm chúng lên. Vị thế của Vertu luôn thuộc tầng lớp phân khúc hạng sang.
Theo một số nguồn tin, việc đóng cửa nhà máy và cắt giảm nhân sự chỉ là một bước đi trong sự đổi mới cơ cấu sản xuất kinh doanh nhằm kéo hãng điện thoại này khỏi bờ vực phá sản.
Còn theo một số luồng thông tin trái chiều khác thì có vẻ như việc Vertu phá sản nằm dưới kế hoạch của những “ông lớn” trong làng điện thoại. Sự khốn đốn của Vertu hiện nay là do những hãng lớn tạo nên để hạ giá trị hay ép giá nhằm mua lại Vertu với giá rẻ hơn. Đương nhiên một dòng điện thoại đẳng cấp trên thị trường như Vertu là một miếng mồi béo bở để tiếp tục kinh doanh khai thác. Vertu phá sản sẽ giúp những hãng điện thoại này có thể có được thương hiệu này với một cái giá cực kỳ ” khiêm tốn”.