0

Những sản phẩm điện thoại được chế tác tinh xảo của thương hiệu Vertu

Nhiều câu hỏi đặt ra rằng tại sao phải phí hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng vào 1 chiếc điện thoại mà chức năng của nó cũng chẳng thể so được với những smartphone 15 - 20 triệu trên thị trường. Nhưng Vertu là minh chứng rõ nhất cho điều này, sở hữu một chiếc điện thoại Vertu thực sự đáng "đồng tiền bát gạo".

Vertu Signature S



Nổi bật như dòng sản phẩm  Vertu Signature S - có sự chế tác phức tạp đến nỗi gần như không thể sản xuất được. Mỗi máy Signature có tới hơn 400 thành phần cơ khí. Những người thợ thủ công lão làng phải mất đến 3 năm chỉ để học cách lắp ráp hoàn thiện một chiếc điện thoại và chỉ có số ít người trên thế giới có thể làm được điều đó. Bề mặt của điện thoại Signature có miếng ngọc bích lớn nhất trên thế giới và có khả năng chống xước vô cùng tốt – chỉ đứng sau kim cương mà thôi. Bàn phím của Signature là bộ phận rời khó chế tác nhất. Tám kỹ sư sử dụng những vi mạch mỏng nhất thế giới và phải mất tổng cộng 4 năm để hoàn thiện bàn phím này.

Phím bấm của máy được lựa chọn kĩ lưỡng từ hàng trăm loại bàn phím khác nhau, đảm bảo độ mượt mà xuất sắc với từng thao tác của người dùng. Bàn phím được chiếu sáng từ cạnh bên bằng những thấu kính nhỏ xíu nằm phía dưới phím. Những thấu kính này được thiết kế tỉ mỉ giúp tăng cường ánh sáng. Ánh sáng này được xuyên qua một lớp polymer và một lớp mực màu bạc trong mờ. Mỗi phím bấm trong tổng số phím của Signature đều được nâng đỡ nhờ một vòng bi bằng ngọc ruby.


Vertu Ascent
 
Bàn phím góc xiên của Vertu Ascent so với signature cũng chế tác phức tạp không kém. Các kỹ sư phải ép hỗn hợp thép không gỉ vào khuôn lớn trong nhiệt độ cao và tính toán để thép co lại 15% sau khi nguội mới thành công để tạo ra được thiết kế góc xiên. Mỗi phím lại được đặt bảo vệ trên 2 vòng đệm bằng đồ trang sức, tạo ra tác động xoay và đảm bảo âm thanh vang lên chính xác mỗi khi nhấn phím.


Vertu Ayxta



Thiết kế nắp gập của Vertu Ayxta cũng yêu cầu nhiều công sức của các kỹ sư. Để đảm bảo độ mở tối đa và gập lại nhẹ nhàng của máy, các kỹ sư đã tạo ra 1 cơ chế bản lề hoạt động bằng hệ thống lò xo thép và cố định 2 chốt cầu thép không gỉ. Ngoài ra thì từng con số, từng chữ cái trên bàn phím Ayxta được làm nên từ gần 600 lỗ siêu nhỏ qua quá trình điêu khắc tỉ mỉ bằng tia laser và được phủ bởi nhựa thông, sau đó chiếu sáng ngầm từ phía đằng sau. Ánh sáng này được chiếu xuyên qua cả bề mặt thép, tạo ra hiệu ứng vô cùng riêng biệt mà ít có sản phẩm nào khác có thể làm được. Đây là những mẫu bàn phím không có một phiên bản nào có thể thay thế.


 

TIN TỨC VERTU liên quan khác

Zalo